107/04/12, 09:40 pm

thienthankute
Mem Cấp 1

thienthankute
Mem Cấp 1

Phong tục tập quán Nam Bộ_ Phần 2 Empty Phong tục tập quán Nam Bộ_ Phần 2


PHONG TỤC CƯỚI HỎI MIỀN NAM
Ngày nay do nếp sống đã thay đổi nên lễ cưới ngày càng xa rời với nguyên gốc.
Dân gian coi cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người (sự nghiệp, làm nhà, cưới vợ).
Do vậy, có một số gia đình tổ chức đám cưới quá xa hoa gây phản cảm cho xã hội.
Ngược lại, một số gia đình muốn giữ nguyên tục lệ xưa, gây khó khăn cho các bạn trẻ quen với nếp sống tất bật vốn không đủ thời gian để làm rình rang.
Vì vậy tổ chức một đám cưới đơn giản mà long trọng mang nét thuần Việt vẫn là đều chúng ta muốn hướng tới.
Lễ dạm hỏi
lễ chạm hỏi hay lễ dạm hỏi là nghi lễ trong phong tục của người Việt, là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình,thể hienj ứng xử văn hóa để hai bên biết cụ thể về nhau
Lễ vật của nhà trai chủ yếu là hai gói trà và hai chục cau.
Chỉ có cha mẹ và chú rể đi, ăn mặc phải lịch sự.
Lễ hỏi
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt.
Gồm 6 lễ:
Lễ y kỳ
Lễ khai hòa để kiến gia tiên
Lễ thượng đăng
Lễ bái gia tiên
Lễ dở măn trầu
Lễ kiếu
Lễ cưới
Lễ lại xuất giá: bắt đầu lúc 21h
Lễ y kỳ
Lễ khai quà
Lễ bái đường
Lễ rước dâu và đưa dâu qua nhà trai
Lễ rước dâu về tới nhà trai
Lễ ông bà quá vãng- chú rể cô dâu cùng lễ bàn thờ
Bái tộc lại họ, xá hai bên hai họ, rót rượu lễ ông bà hiện tiền
Lễ bái song thân
Lễ bái cô bác
Lễ bái anh em, bạn bè quang khách
Mời đàng gái dự yến tiệc
Tuy dơn sơ mà rất quan trọng, nó mang tính đạo đức và luôn tộn tại bền vững trong cuộc sống con người, nó không mang tính pháp luật
Có nơi này nơi khác tuy không đồng nhất,nhưng lễ luôn được coi trọng còn gắn bó với truyền thống.
Họ gắn bó với nhau coi như là thiên duyên tiền định “dù cho vật đổi sao vời họ vẫn thủy chung như nhất cho đến ngày răng long tóc bạc,đôi hôn nhân trai tài gái sắc ấy họ yêu nhau tự nguyện ràng buộc bằng tình yêu,duyên kiếp của lứa đôi.
PHONG TỤC NGÀY GIỖ
Đa phần người Việt ở vùng Tây Nam Bộ (không tính những người theo các tôn giáo), sẽ cúng tuần, làm đám giỗ cho người chết. Cúng tuần (gọi là làm tuần), thường là cúng 49 ngày, 81 ngày, 100 ngày, một năm, hai năm, … tính từ ngày người thân qua đời.
- Thời gian mãn tang cũng rất phong phú.
- Sau khi mãn tang, đến ngày, tháng người quá cố mất, con cháu sẽ tiến hành làm đám giỗ.
1. Chưng dọn bàn thờ
-Mặt trước kín không mở ra, cửa bố trí ở 2 bên hong.
- Hai bờ của tủ ở mặt trước từ trên xuông dưới chạm những chuỗi màu bạc khít nhau.
- Phía sau lư hương đặt di ảnh người chết.
- Ởgiữa đặt 3 chung nhỏ để châm trà
2. Chuẩn bị món cúng giỗ ngày tiên thường:
- Gần đến ngày đám giỗ gia chủ chuẩn bị trước nửa tháng hay 10 ngày lưa chọn nếp, rọc lá chuối, chẻ lát làm lạt gói bánh, chuẩn bị củi khô đun nấu
. Ngày giỗ chính
Ngoài mâm cúng chính bày biên tươm tất trên bàn thờ người đã khuất bao giờ cũng có các mâm khác: mâm cúng đất đai, mâm cúng cô hồn
Đến chiều, chủ nhà còn bày cúng mâm chiều.
- Cúng mâm này thường chỉ là mâm cơm gia đình.
- Kết thúc mâm chiều, chủ nhà đốt tượng trưng 1 ít quần áo giấy tiền âm phủ dể cho người chêt dùng.
Đám giỗ cứ truyền cúng như vậy cho con cháu đến đời thứ ba, thứ 4.
- Ngày nay khi cuộc sống khá giả, một vài gia đình coi việc cúng giỗ là cái cớ để gặp mặt bạn bè, vì thế ngôi nhà to lớn với phòng thờ hoàng tráng trên gác 3, gác 4 luôn "hương tàn, đèn lạnh" bởi chủ nhân có mấy khi bước lên tới đó, hoạ chăng chỉ có người giúp việc hoặc đến ngày lễ tết.
- Tóm lại, phong tục lễ giỗ cổ truyền của dân ta không còn thuần túy và đậm chất Á Đông như tổ tiên ta ngày xưa.
Tục thờ cúng Ông Địa
Trong gia đình ngoài thờ tổ tiên, người Việt Nam còn có tục thờ Thổ Công-vị thần trông coi gia cư, định đoạt phúc họa cho một gia đình. Ở Nam Bộ Thổ Công được thay bằng Ông Địa với các đặt điểm: bàn thờ đặt ở dưới đất (thần đất phải trở về với đất) và nhiều nơi đồng nhất với Thần Tài (mọi của cải từ ấy mà ra).


Mối quan hệ giữa Ông Địa với ông bà tổ tiên trong gia đình rất thú vị. Ông Đia định đoạt phúc họa cho cả nhà nên là vị thần quan trọng nhất, nhưng ông bà tổ tiên sinh thành ra ta nên được tôn kính nhất.
Để không làm mất lòng ai , người nam Bộ xếp cho ông bà tổ tiên ngự tại cái bàn thờ tôn kính nhất ở gian giữa, còn Ông Địa thì ở gian bên trái-là nơi quan trọng thứ hai sau trung tâm.
Tuy địa vị kém ông bà tổ tiên nhưng quyền lực lại lớn hơn-Ông Địa được coi là “đệ nhất gia chi chủ” trong nhà
Tục thờ Thông Thiên
Tục thờ Thông Thiên là một tín ngưỡng thờ Trời phổ biến ở miền Nam nước ta. Theo tín ngưỡng dân gian, Trời được xếp trước Phật trong các đối tượng được thờ, theo thứ tự "Trời - Phật - Thánh - Thần", nên việc thờ Trời là việc đầu tiên của mỗi người, mỗi nhà.
Ở các vùng quê Nam Bộ, hầu như nhà nào cũng có đặt một bàn thờ Thông Thiên trước nhà (nhiều khi gọi là bàn thờ Ông Thiên). Bàn thờ thường được làm bằng gỗ đơn sơ, gồm một cây cột cao khoảng 1,5 m, phía trên đặt một tấm ván hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 0,4 m, khá giả thì đổ cột bê-tông và dán gạch men. Trên bàn thờ lúc nào cũng có một lư hương và mấy ly nước mưa (loại ly nhỏ uống trà).
Vào những ngày quan trọng như mồng một, ngày rằm thì có thêm hai chén đựng gạo, muối và mấy dĩa hoa quả.
Hằng ngày, vào lúc chập tối, chủ nhà đốt một nén nhang, chắp tay đứng trước bàn thờ khấn vái, cầu Trời ban phước lành, sức khỏe, bình an… hy vọng qua làn khói nhang tỏa lên Trời mang theo những lời cầu khẩn của gia chủ, để nguyện vọng được "thông" đến Trời (thông thiên), để Trời phù hộ cho người thân và gia đình mình.
Hiện nay, nhiều địa phương ở Nam Bộ vẫn còn giữ tục lệ này, nhất là những vùng nông thôn. Quan sát bàn thờ Thông Thiên có thể nhận thấy sự mộc mạc, giản dị và chân thành của người dân đất phương Nam.
Tuy nhiên, ẩn sâu trong đó là triết âm - dương đã tồn tại qua hàng ngàn năm với biểu tượng vuông - tròn vốn hiện hữu lâu đời trong tâm thức của người Lạc Việt.
Tục tang ma Nam Bộ
Theo phong tục của người Việt Nam, tang lễ rất trọng đại và khá phức tạp nhất là tang cha mẹ.

Trong việc tang ma, người Nam Bộ luôn bị giằng xéo giữa hai thái cực. Một mặt là quan niệm có tính triết lí cho rằng sau khi chết linh hồn sẽ về nơi thế giới bên kia nên việc tang ma được xem là việc đưa tiễn,
Mặt khác là quan niệm trần tục coi chết là hết nên việc tang ma được xem là việc xót thương


Người miền Nam chuẩn bị khá chu đáo cho cái chết củMặt khác là quan niệm trần tục coi chết là hết nên việc tang ma được xem là việc xót thương


a mình. Các cụ già tự mình lo sắm áo quan.
Do chu đáo nên khi trong nhà có người hấp hối việc quan trọng là đặt tên hèm cho người sắp chết- đó là một tên mới mà chỉ có người chết, con cháu và thần Thổ Công nhà đó biết mà thôi.



Khi cúng giỗ con trưởng sẽ khấn bằng tên hèm, Thổ thần có trách nhiệm chỉ cho phép linh hồn có “mật danh” đúng như thế vào thôi (vì vậy tên
này còn gọi là tên cúng cơm).


Làm như vậy là để phòng ngừa những cô hồn lang thang vào giành ăn đồ cúng sau này.


Trước khi khâm liệm phải làm lễ mộc dục (tắm gội cho người chết) và lễ phạn hàm: bỏ một nhúm gạo nếp và ba đồng tiền vào miệng.

Khi khâm liệm, phải có miếng vải đắp mặt người chết để khỏi nhìn thấy con cháu sinh buồn.Trong đám tang con cháu phải mặt tang phục được thực hiện theo Ngũ phục gồm khăn, áo, nón thắt lưng, gậy.



Trên đường đi đưa tang có tục rắc vàng giấy làm lộ phí cho ma quỷ. Đến nơi là tế lễ Thổ thần xin phép cho người chết được nhập cư.

Sau ba ngày an táng con cháu làm lễ mở cửa mả sửa sang hoặc làm nhà mồ.
Sau một năm, những người thân làm lễ giỗ đầu tiên cho người chết được gọi là lễ Giáp năm (hay Tiểu tường), đồng thời đây cũng là lễ mãn tang cho những người ngoại thân: con gái đã có chồng, rể…

Sau ba năm, những người thân làm lễ Đại tường, đây cũng là lễ mãn tang cho những người nội thân: con trai, dâu…

Trong quá trình giao lưu văn hóa phương Tây. Những tập tục tang ma không còn khắt khe, phức tạp như ngày xưa nhưng các lễ cơ bản vẫn còn được duy trì.

« Xem bài viết trước  |  Xem bài viết kế tiếp »

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất