107/04/12, 09:39 pm

thienthankute
Mem Cấp 1

thienthankute
Mem Cấp 1

Phong tục tập quán Nam Bộ_ Phần 1 Empty Phong tục tập quán Nam Bộ_ Phần 1


Tính cách người Nam bộ
Tính hiếu khách:
Thể hiện đậm nét trong sinh hoạt láng giềng của người Nam Bộ
Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa.
Người Nam Bộ rất hào sảng, hiếu khách, trọng tình nghĩa. Nghèo thì nghèo, lo cho khách chu đáo trước đã, tiền bạc có xá gì. Họ xem nhân nghĩa mới là điều quan trọng.
Tính đôn hậu và vị tha:
Người Nam Bộ có rất nhiều mối quan hệ trong cuộc sống bởi sự thân thiện và cởi mở.
Vun đắp đời sống tình cảm bằng sự chân tình
Họ đối xử với nhau bằng cả tấm lòng nên rất ít khi để bụng những mâu thuẫn nhỏ nhặt. Hoặc nếu có cũng mau quên, dễ bỏ qua.
Tính bộc trực:
“Ăn ngay nói thẳng” là đặc trưng của người Nam bộ. Họ thường nói thẳng vào vấn đề chứ không vòng vo tam quốc.
Ngay cả trong chuyện “tình cảm khó nói” như tình yêu, các chàng trai cũng thường bày tỏ chân tình:

Trắng như bông lòng anh hổng chuộng
Đen như cục than hầm biết làm ruộng anh thương
Yêu người, yêu quê hương, yêu lao động:
Đây là động lực giúp người Nam bộ vượt những vất vả của cuộc sống.
Họ luôn đùm bọc nhau trong cơ cực, đoàn kết trong chiến tranh như người một nhà.
Ngày ngày lao động trên đồng ruộng, đêm đêm tát nước tưới cây, buôn bán trên sông…nhưng họ vẫn ca hát hoặc hò dối đáp, tình quê mộc mạc nhưng thấm đậm nghĩa tình

Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi
Buôn bán không lời chèo chống mỏi mê
Nhà ở truyền thống
Nhà ở của người dân Nam bộ được xây dựng trên nền tảng kiến trúc dân gian cổ Việt Nam – dùng gỗ là vật liệu xây dựng cơ bản, kết hợp thêm các vật liệu khác tuỳ theo điều kiện môi sinh cũng như kinh tế xã hội của từng vùng.
Người dân Nam bộ xây dựng nhà ở dựa trên nhiều yếu tố như: địa hình, khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội,… trong đó địa hình là yếu tố chi phối chủ yếu trong việc xây dựng, mỗi dạng địa hình sẽ tạo nên một lối kiến trúc riêng.
Nhà được xây theo hai dạng địa hình chính:
Dọc ven sông
Trên đất cao (đất giồng, đất gò hoặc đồi).
Chủ yếu là nhà nền đất
Ngoài ra, ở những vùng đất trũng, thường xuyên ngập lụt hoặc vùng tiếp giáp mặt nước, người ta lại cất nhà sàn (nhà được cất trên những cọc gỗ cao, cách mặt đất từ 1 – 2 m), nhằm thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng đất mới
Nguyên vật liệu dựng nhà:
Thường chọn những vật liệu có sẵn trong vườn, hoặc ở địa phương để cất nhà, đó là các loại gỗ vườn, cây, lá… đặc biệt là các loại cây tròn, nhỏ như tràm, đước… làm cột và lợp mái bằng lá dừa nước. Một số ít nhà của những người giàu có thì được cất bằng các loại gỗ quý và mái lợp ngói, hoặc là xây bằng gạch…
Các kiểu kiến trúc nhà ở Nam bộ
1 – Nhà chữ Đinh:
Là kiểu nhà phân bố một căn ngang (-) và một căn xuôi (J) liền vách, tức là đòn dông nhà trên và đòn dông nhà dưới thẳng góc với nhau, tạo thành dạng giống chữ đinh (J).
2 – Nhà sắp đọi:
Là kiểu nhà mà ngoài nhà trên, người ta còn nối thêm 1 nhà dưới liền kề có đòn dông song song vói đòn dông nhà trên. Hai mái nhà đâu vào nhau. Giữa hai nhà có một chiếc máng xối để hứng nước mưa.
3 – Nhà chữ Công
Nhà có hai mái, nhưng giữa nhà trên và nhà dưới cách nhau một khoảng sân rộng. Ngoài ra còn có hai gian nhà phụ hai bên được nối với nhà dưới bằng một nhà cầu dài từ mái sau nhà trên đến mái trước nhà dưới.
4 – Nhà có chái
hà loại này gồm có một nhà chính và một nhà phụ. Ngôi nhà chính thường là ba gian hai chái. Các gian trong căn nhà được xem là khu vực chính dùng để thờ tự, tiếp khách, hai chái hai bên dùng làm buồng chứa đồ đạc và làm buồng ngủ cho phụ nữ trong gia đình.
5 – Nhà không chái
Nhà có cấu trúc rất đơn giản, dễ làm, thường là nhà của những người dân nghèo. Chỉ cần một ít gỗ, tre để làm sườn, còn mái che và hai bên vách đứng thì làm bằng lá dừa nước hay ván gỗ. Toàn bộ vách mặt tiền của nhà trên chỉ là chấn song gỗ nên nhà có nhiều ánh sáng, mát và thông thoáng. Cửa ra vào của loại nhà này phân bố ở hai bên vách của nhà trên. Các chấn song có tác dụng như tấm bình phông che mặt tiền nhà.
Bố cục nhà ở
1 – Bên trong nhà:
Ở nhà trên: gian giữa là nơi trang trọng nhất đặt bàn thờ tổ tiên và tiếp khách.
Các gian buồng hai bên để ngủ và chứa đồ
Ở nhà dưới: thường gồm một gian bếp và một gian chứa lúa
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG MIỀN NAM
Cho đến nay, về cơ bản, cách mặc của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long có sự thống nhất với các vùng miền khác trong nước. Nhưng do đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu, mà cư dân Đồng bằng sông Cửu Long đã chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp, mang tính đặc trưng.
ÁO DÀI
Áo dài đại diện cho nước Việt ta đã tồn tại từ bao đời, qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng cho đến tận ngày nay nó vẫn còn vẹn nguyên nét thuần khiết và đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam
Chất liệu để làm áo dài ngày càng trở nên phong phú, từ các loại gấm, nhung, tơ lụa đến satin, voan… Thêu máy được phổ biến, bên cạnh đó vẫn còn cách thêu tay truyền thống, công nghệ cắt ráp tạo ra rất nhiều kiểu mẫu hoa văn độc đáo trên áo dài.
Áo dài gồm hai phần chính là phần thân áo và quần dài phủ kín đôi chân. Tạo dáng áo và trang trí toàn thân áo là quan trọng nhất nhưng chính chiếc quần lại là điểm chốt quan trọng, làm cho áo dài khác biệt với bất cứ loại trang phục nào.
Áo dài đẹp ở chính sự giản đơn và tinh tế. kín đáo mà đầy gợi cảm.Khoác lên người chiếc áo dài là bạn khoác lên cả sự tinh hoa của nền văn hóa đã được gìn giữ, truyền thụ lại.
Giữa bộn bề cuộc sống lo toan và gồng gánh tuy nhiên áo dài vẫn là lễ phục quan trọng trong các đám cưới, các dịp hội hè, lễ tết.
Chiếc áo dài Việt Nam mang nét đẹp truyền thống, chứa đựng tâm hồn dân tộc, vừa duyên dáng vừa quyến rũ, làm tôn vẻ đẹp cho người phụ nữ Việt Nam và được nhiều người nước ngoài ưa thích
ÁO BÀ BA
Không biết tự bao giờ nhắc đến áo bà ba người ta nghỉ ngay đến vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc, dịu dàng của người phụ nữ Nam Bộ

Chiếc áo bà ba trên giòng sông thăm thẳm
Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh
Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ
Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời
Áo bà ba vốn là áo không cổ. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm qua mông, gần như bó sát thân. Áo kết hợp với chiếc quần đen dài chấm cổ chân hoặc gót chân đã làm đẹp thêm hình hài vóc dáng của người phụ nữ với chiếc lưng ong nhẹ nhàng, thanh thoát, mềm mại.
Khăn
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai…
(Ca dao)
Bộ bà ba, khăn rằn và nón lá đã kết hợp với nhau trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hoá của người phụ nữ Nam bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam
Ẩm thực miền Nam
Ẩm thực miền Nam chịu ảnh hưởng nhiều bởi nền ẩm thực Trung Quốc , Campuchia,Thái Lan, có đặc điểm thường thêm gia vị đường và nước cốt dừa .
Ẩm thực Việt Nam tự hào có rất nhiều kiểu mì, bún,…v.v
Các món rau và canh rất thịnh hành trong ẩm thực của người Việt. Nhiều loại rau, củ, quả được sử dụng để làm món luộc, xào, ăn sống và các món canh như rau muống, rau dền, rau rút, khoai sọ, khoai môn, quả đu đủ xanh.
Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.).
Món cúng thần thánh ông bà ngày giỗ thường cúng những món truyền thống (chân heo hầm măng tre, thịt luộc , thịt quay , món xào , món thịt kho, món cá kho. Thêm các loại nem gỏi.
Món cúng thần thánh ông bà ngày giỗ thường cúng những món truyền thống (chân heo hầm măng tre, thịt luộc , thịt quay , món xào , món thịt kho, món cá kho. Thêm các loại nem gỏi.
Văn hóa uống trà
Uống trà là văn hóa lâu đời trong phong tục của ngưởi Việt. Từ xa xưa trà được sử dụng như một thức uống giải khát .
Giai đoạn ướp trà
Khi hoàng hôn bắt đầu nhuộm màu hồng mặt hồ là lúc các thiếu nữ chèo thuyền ra chọn những búp sen đẹp nhất to nhất bỏ vào đó những nhúm trà nhỏ sáng hôm sau lúc bình minh chưa lên , những nhúm trà đã được ướp đầy hương sen đã được cẩn thận mang về .
Nghệ thuật uống trà
Đáp lại tình cảm của người rót trà , người uống cũng phải biết thưởng thức trà để thấy được cái hay cái đẹp của trà
Văn hóa uống rượu
Người nam bô tính tình hào phóng , nổi tiếng ăn chơi tiêu xài rộng rãi ,
Việc này thể hiện rõ ràng nhất ở việc nhậu nhẹt.
Tết Nguyên Đán ở Nam Bộ
Tết nguyên đán hay còn gọi tết ta, tết âm lịch, tết cổ truyền hay chỉ đơn giản là tết.
Tết nguyên đán muộn hơn tết dương lịch
Tết thường bắt đầu vào khoảng 23 tháng chạp đến hết ngày 7 tháng giêng.
Tết là tất cả moi thứ đều phải mới, phải đổi khác từ ngoại vật cho đến lòng người.
Tết là dịp để mọi người hàn gắn những hiềm khích đã qua và là dịp để chuộc lỗi.
Mọi người thăm giếng,chúc nhau những lời đầy ý nghĩa.
Sắm tết, dọn dẹp và trang trí
Đi chợ tết
Mâm ngũ quả:dừa,đu đủ, mãng cầu,sung xoài
Cây nêu
Hoa tết-hoa mai,ngoài ra còn có cây quất,cây tứ quý…..
Mỗi vật mà họ chưng ngày tết đều mang một ý nghĩa,luôn
mong tài lộc như ý,vạn sự vô biên
Những ngày cuối và đầu năm
Ngày ông công,ông táo:ngày 23 tháng chạp
Ngày dựng nêu
Ngày gói bánh chưng,bánh tét
Ngày tất niên
Cúng giao thừa
Bảy ngày đầu năm:
Ba ngày tân niên
Xông đất
Đi chúc tết
Thăm viếng họ hàng
Ẩm thực ngày tết
Bánh chưng,bánh dày,bánh tét
Mứt và các loại bánh kẹo,các loại hạt
Thức uống: rượu,bia và nước ngọt
Đặc biệt phải có nồi thịt kho dừa,dưa giá,bánh tráng, nem bì, khổ qua hầm,….
Phong tục tập quán và sinh hoạt
Phong bì lì xì treo trên cây mai
Đi lễ chùa
Mặc quần áo mới,chơi các trò chơi dân gian
Cúng đưa và hạ nêu
Dọn dẹp nhà trước tết, trả nợ cũ
Kiêng kỵ nhiều thứ để không ảnh hưởng đến cả năm
Tết Thanh Minh
Thanh Minh là tiết thứ 5 trong nhị thập tứ khí.

_Bắt đầu trong tháng 3 hoặc muộn hơn là đầu tháng 4 (âm lịch).

_Thăm viếng phần mộ tổ tiên là nét văn hóa của người Miền Tây.

_Tục tảo mộ và cúng lễ

Sửa sang ngôi mộ cho sạch sẽ.
_Cắm lên nén hương.
_Đặt bó hoa dâng vong hồn người quá vãng.
_Đối với những ngôi mộ không được trông nom.
_Tại nơi tha ma mộ địa có một cái am gọi là am chúng sinh.
_Bãi tha ma trở nên sầm uất.
Mọi người đều vui vẻ.
_Trẻ em cũng đi tảo mộ.
_Những người đi làm ăn xa thường trở về vào dịp này.
Cúng Lễ
Là dịp để con cháu sữa lễ cúng tổ tiên sau khi đi viếng mộ về.
Người ta thường cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả tổ tiên cùng về hưởng. Sau phù hộ cho con cháu được hòa thuận và làm ăn phát đạt.
Người ta thường cúng mặn.
Đồng thời với cúng tổ tiên cũng có cúng thổ công.
Nam còn tục làm bánh trôi, bánh chay.
Ý nghĩa của ngày tết thanh minh:
_Uống nước nhớ nguồn.
_Phản ánh cái đẹp tâm linh của người dân Nam Bộ.
Tết thanh minh càng lúc càng biến đổi theo đà phát triển của xã hội.

« Xem bài viết trước  |  Xem bài viết kế tiếp »

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất